357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Tổng quan về GMAT

Các chuyên ngành liên quan đến Quản lý, Quản trị Kinh doanh …  luôn được đánh giá là một trong những chuyên ngành phổ biến và được được đào tạo tại nhiều nơi trên thế giới, điều này đồng nghĩa các chương trình đào tạo sau đại học cho các chuyên ngành trên cũng sẽ phổ biến không kém. Kỳ thi GMAT được biết đến là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá tuyển sinh của hơn 7.300 chương trình quan lý sau đại học trên toàn thế giới. Với những bạn sinh viên có mong muốn học cao hơn sau khi tốt nghiệp thì tham gia kỳ thi GMAT là điều tất yếu để các bạn có thể tham gia các chương trình đào sau đại học.

 

HF48uLsd77ab7mQdxtSdcQzIJGdzXHu9CRMtfj6q

GMAT là kỳ thi đánh giá năng lực dùng để xét tuyển chương trình sau đại học hàng đầu hiện nay

Giới thiệu về GMAT

Graduate Management Admission Test - GMAT đo lường khả năng của bạn về số học cơ bản, đại số, hình học, phân tích dữ liệu đa nguồn và ngữ pháp. Quan trọng hơn, nó đo lường khả năng phân tích và đánh giá tài liệu, khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề của bạn. GMAT được quản lý bởi Hội đồng Tuyển sinh Quản lý Sau đại học (GMAC), kỳ thi GMAT lần đầu được tổ chức vào năm 1953 và được sử dụng tuyển sinh tại 54 trường, cho đến này GMAT đã được sử dụng cho hơn 7000 chương trình đào tạo sau đại đọc trên toàn thế giới. Theo thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 bài thi GMAT được thực hiện và mặc dù đã xuất hiện nhiều kỳ thi khác tương tự nhưng GMAT vẫn luôn được đánh giá là kỳ thi hàng đầu cho việc tuyển sinh sau đại học.

Gf75EF26yopAPzm_mu2cmxDRw9uOGEKtl4sxM15G

GMAT là chứng chỉ được nhiều chương trình đào tạo sau đại học trên thế giới chấp nhận

GMAT luôn được biết là một kỳ thi được thực hiện tại địa điểm tổ chức thi, tuy nhiên khi dịch COVID 19 xuất hiện, với mục đích thích ứng với thời kỳ dịch bệnh thì GMAC đã cho ra hình thức thi online của GMAT gọi là GMAT Online Exam bắt đầu từ 04/2020 giúp cho các thí sinh có thể tham gia kỳ thi linh động tại nơi mà các thí sinh đang sống mà không cần phải đến địa điểm tổ chức. Tuy nhiên cho đến nay chỉ mới 2 trường Đại học là Harvard Business School và MIT Sloan là cam kết chấp nhận điểm thi trực tuyến.

Điều kiện dự thi GMAT

GMAT được thực hiện bởi Hội đồng quản lý năng lực sau đại học (GMAC) dành cho các ứng viên từ khắp nơi trên thế giới. Không có sự phân biệt nào dựa trên lý do tôn giáo, giới tính, lý lịch, trình độ học vấn, v.v. Tuy nhiên, người có nguyện vọng tương lai cần phải xem xét các tiêu chí cơ bản để đủ điều kiện dự thi GMAT và dưới đây là các căn cứ cần phải đáp ứng để nộp đơn đăng ký kỳ thi GMAT

Độ tuổi

Thí sinh phải từ 18 tuổi trở lên để đăng ký kỳ thi GMAT, đối với thí sinh không đủ tuổi theo quy định (từ 13 đến 17 tuổi), phải nộp giấy tờ chứng minh của người giám hộ để tham gia kỳ thi. Tuy nhiên GMAT không giới hạn độ tuổi tham gia, hàng năm có rất nhiều thí sinh trên 30 tuổi tham gia kỳ thi này và đều đạt được những thành công nhất định.

Bằng cấp

Bất kỳ thí sinh nào có bằng cử nhân từ một học viện được công nhận đều đủ tiêu chuẩn đăng ký tham gia kỳ thi. Không có giới hạn trình độ học vấn tối thiểu hoặc tối đa cho người dự thi để thi GMAT.

Quốc tịch

Không có rào cản quốc tịch cho kỳ thi GMAT. Ứng viên từ khắp nơi trên thế giới có đủ điều kiện để nộp đơn. Các quy tắc và quy định của GMAC có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Các trường hợp thi lại

Một ứng viên có thể tham dự kỳ thi GMAT tối đa năm lần trong 12 tháng, với khoảng cách 16 ngày giữa mỗi lần thi lại. Một ứng viên không thể thực hiện nhiều hơn tám lần trong đời. Nếu bạn đạt 800 điểm hoàn hảo trong GMAT, bạn cần đợi 5 năm trước khi làm lại bài kiểm tra vì đây là điểm tối đa trong thang điểm của bạn.

Cấu trúc bài thi GMAT

GMAT là một kỳ thi gồm bốn phần thi riêng biệt và bạn sẽ được vận dụng các kỹ năng phân tích, tư duy phản biện xuyên suốt bài thi. Bốn phần thi của GMAT áp dụng cho cả trực tiếp và trực tuyến (GMAT Online exam). Cấu trúc bài thi GMAT cụ thể gồm:

  • Quantitative
  • Verbal
  • Analytical Writing Assessment
  • Integrated Reasoning

tsarx6tiueWjbxJgEfRlBZUQg0VZM89wuo2acGpW

Cấu trúc bài thi GMAT

Tại kỳ thi GMAT, bạn được lựa chọn thứ tự dự thi các phần thi, cũng như lựa chọn 2 khoảng nghỉ bất kỳ tối đa 8 phút cho bài thi của mình. Có 3 thứ tự làm bài bạn có thể chọn gồm:

  1. Analytical Writing Assessment (AWA), Integrated Reasoning (IR), Quantitative, Verbal
  2. Verbal, Quantitative, Integrated Reasoning, Analytical Writing Assessment
  3. Quantitative, Verbal, Integrated Reasoning, Analytical Writing Assessment

Phần thi Analytical Writing Assessment (AWA)

Analytical Writing Assessment hay còn gọi là bài “tiểu luận”, ở bài thi này sẽ kiểm tra khả năng viết và khả năng truyền đạt ý của bạn. Bạn sẽ được yêu cầu trình bày một đoạn lập luận ngắn cho một vấn đề và viết một đoạn phê bình về nó. Các đề tài thường là những vấn đề chung được quan tâm. Ở bài thi này bạn sẽ được làm trong 30 phút và thang điểm chấm từ 0 - 6 (làm tròn đến 0,5). Điểm ở phần thi này sẽ không tính vào thang điểm tổng 200 - 800.

Phần thi Integrated Reasoning (IR)

Ở phần thi Integrated Reasoning,  yêu cầu thí sinh phân tích và đánh giá thông tin được trình bày dưới các định dạng khác nhau. Các câu hỏi trong phần này sẽ kiểm tra kỹ năng định lượng và kỹ năng nói của bạn. Cấu trúc phần thi gồm có:

  • Suy luận đa nguồn: trong những câu hỏi này, bạn phải so sánh, diễn giải hoặc áp dụng thông tin được trình bày trong bảng, biểu đồ, sơ đồ, đoạn văn và các dạng trình bày trực quan khác
  • Phân tích bảng:  trong những câu hỏi này, thí sinh phải xác định số liệu thống kê, tỷ lệ, xác suất hoặc tỷ lệ, v.v.
  • Giải thích đồ họa:  sẽ có các câu hỏi loại điền vào chỗ trống được trả lời trên cơ sở các biểu đồ thanh, biểu đồ bong bóng và biểu đồ đường đã cho
  • Phân tích hai phần:  trong những câu hỏi này, thí sinh phải xác định sự cân bằng, tính toán tỷ trọng, v.v. và chọn câu trả lời sẽ được đưa ra dưới dạng bảng

Ở phần thi này sẽ bao gồm 12 câu hỏi và bạn được làm trong 30 phút, thang điểm chấm từ 1 - 8 điểm (làm tròn đến 1 điểm). Tương tự với phần thi AWA, điểm ở phần thi này sẽ không tính vào thang điểm tổng 200 - 800.

Phần thi Quantitative

Quantitative sẽ là phần thi kiểm tra các kiến thức, kỹ năng của thí sinh về khái niệm toán học cơ bản, bao gồm các thuộc tính số học và số, đại số và hình học. Có 2 loại câu hỏi tại phần thi này gồm: 

  • Data Sufficiency: Câu hỏi sẽ gồm một câu hỏi và hai dữ liệu liên quan đến câu hỏi đó, nhiệm vụ của bạn là xác định các dữ liệu liên quan có đáp ứng yêu cầu của câu hỏi hay không, loại bỏ các dữ liệu không phù hợp và chọn câu trả lời hiệu quả nhất.
  • Problem Solving: bạn sẽ được nhận một câu hỏi cùng với năm câu trả lời khác nhau, yêu cầu bạn phân tích dữ liệu câu hỏi và chọn ra câu trả lời tối ưu nhất nhằm kiểm tra tư duy phản biện của bạn.

Ở phần thi này sẽ bao gồm 31 câu hỏi, bạn được trả lời trong 62 phút, thang điểm chấm từ 0 - 60 điểm (làm tròn đến 1 điểm). Đây là phần thi sẽ tính vào thang điểm tổng 200 - 800.

Phần thi Verbal

Verbal là phần thi đo lường khả năng của thí sinh về hiểu vấn đề viết, đánh giá lập luận và sửa chữa bài viết để làm cho nó trở thành tiếng Anh chuẩn. Cấu trúc phần thi gồm các nội dung:

  • Đọc hiểu: trong những câu hỏi này, bạn phải đề cập đến một đoạn văn lên đến 350 từ và trả lời câu hỏi dựa trên ý chính, ý phụ, ngữ cảnh, văn phong và giọng điệu, v.v.
  • Lập luận phản biện: những câu hỏi này kiểm tra một ứng viên về đánh giá lập luận và xây dựng / đánh giá một kế hoạch hành động
  • Sửa câu: những câu hỏi này được đặc trưng về cấu trúc ngữ pháp, dự đoán logic, song song, thành ngữ, dạng động từ và cấu trúc tu từ.

Ở phần thi này sẽ bao gồm 36 câu hỏi, bạn được trả lời trong 65 phút, thang điểm chấm từ 0 - 60 điểm (làm tròn đến 1 điểm). Đây là phần thi sẽ tính vào thang điểm tổng 200 - 800.

Đăng ký thi GMAT

Các bước đăng ký dự thi GMAT

Thí sinh có thể tự do làm bài thi bất cứ lúc nào trong năm tùy theo sự thuận tiện của mình. Bên cạnh đó, thí sinh chỉ được dời lịch thi lần sau sau 16 ngày kể từ ngày thi lần đầu. Một thí sinh chỉ được phép thử năm lần trong một năm. Để có thể đăng ký thi GMAT, các bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập trang web GMAT chính thức, mba.com

Bước 2: Thực hiện tạo tài khoản trên trang web mba.com

Bước 3: Nhập các thông tin cá nhân theo yêu cầu để tạo hồ sơ dự thi

Bước 4: Cung cấp thông tin về học vấn và công việc

Bước 5: Xác minh và gửi thông tin

Bước 6: Lên lịch thi (Chọn ngày và giờ thi)  và chọn trung tâm dự thi

Bước 7: Đóng lệ phí thi và hoàn tất đăng ký.

 

h5ciKM56ny5fUPOa90mlhN-1w3wVeQXn9lHzZv4h

Bạn có thể đăng ký dự thi GMAT ngay trên trang web chính thức của GMAT - mba.com

 

Vì bạn được lựa chọn ngày thi và giờ thi theo ý muốn vì vậy bạn nên đăng ký đặt chỗ trước trong lúc bạn đang chuẩn bị ôn tập cho kỳ thi, bạn nên đăng ký lịch thi trước ngày thi bạn mong muốn một tháng. Đặt biệt vào các mùa cao điểm thường sẽ rời vào tháng 11 thì bạn nên đăng ký dự thi trước ngày thi mong muốn từ 3 - 4 tháng.

Hủy thi và lên lịch thi lại bài thi GMAT

Nếu bạn hủy bài kiểm tra GMAT từ 1 đến 14 ngày trước ngày thi thì bạn sẽ bị tính phí $200 và $50 sẽ được hoàn lại. Nếu bạn hủy bài kiểm tra từ 15 đến 60 ngày trước ngày thi thì bạn sẽ bị tính phí $175 và $75 sẽ được hoàn lại. Ngoài ra, nếu bạn hủy bài kiểm tra hơn 60 ngày trước ngày thi thì bạn sẽ bị tính phí 150 đô la và sẽ được hoàn lại 100 đô la.

Lệ phí thi GMAT

Hiện nay lệ phí thi GMAT tại Việt Nam là $250 (5.719.375 VNĐ). Bên cạnh đó phí nhận giấy báo điểm là $30 (686.325 VNĐ). Một điều lưu ý là lệ phí thi này chỉ áp dụng tại Việt Nam và nếu bạn tham gia thi tại các quốc gia khác thì lệ phí thi nếu trên có thể sẽ thay đổi.

Cách tính điểm bài thi GMAT

Như đã được đề cập ở trên, GMAT là kỳ thi gồm 4 phần thi gồm: Quantitative, Verbal, Analytical Writing Assessment và Integrated Reasoning. Các phần thi được tính điểm riêng biệt với nhau và cấu trúc điểm bài thi GMAT sẽ gồm 5 phần, cụ thể:

  • Điểm tổng: 200 - 800 điểm
  • Điểm phụ bài thi Quantitative: 0 - 60 điểm
  • Điểm phụ bài thi Verbal: 0 - 60 điểm
  • Điểm bài thi Analytical Writing Assessment: 0 - 6 điểm
  • Điểm bài thi Integrated Reasoning: 1 - 8 điểm

Đối với thang điểm tổng sẽ được đánh giá thông qua 2 phần thi là Quantitative, Verbal.

 

3StM21__pubbC49KAV1zJPYsNv3cm8PP3ZMHm-iY

Báo cáo điểm không chính thức mẫu của một bài thi GMAT

Sau khi bạn hoàn thành bài thi của mình bạn sẽ được thông báo ngay số điểm hiện tại của bạn theo 5 phần như đã đề cập phía trên. Bạn sẽ được kiểm tra điểm số của mình và đưa ra các quyết định như hủy điểm, chọn thi lại, chấp nhận điểm … Nếu bạn chấp nhận điểm số trên, bạn sẽ được nhận một bảng điểm không chính thức tại trung tâm bạn đăng ký dự thi. Sau ngày thi 7 ngày (có thể lên đến 20 ngày làm việc) bạn sẽ nhận được mail thông báo bảng điểm chính thức của bạn. Điểm GMAT của bạn sẽ có hiệu lực 5 năm, và sẽ được lưu trữ tối đa 10 năm để thực hiện các báo cáo số liệu, sau 10 năm điểm của bạn sẽ bị hủy bỏ.

 

Thông qua bài viết trên, Phuong Nam Education hy vọng mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để tham gia kỳ thi GMAT trong năm 2022 về tổng quan bài thi, cách đăng ký thi và lệ phí thi. Nếu có thắc mắc về kỳ thi GMAT, hãy liên hệ với Phuong Nam Education tại số hotline 1900 7060 để nhận được tư vấn ngay và luôn nhé.

 

Tags: GMAT, đăng ký thi GMAT, lệ phí thi GMAT, cấu trúc bài thi GMAT, tự học GMAT tại nhà, điểm thi GMAT, tổng quan GMAT, GMAT Online exam.

 
Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat