357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Lý giải những thắc mắc về kỳ thi GMAT

Hiện nay có rất nhiều người muốn tìm hiểu và đăng ký dự thi GMAT để phục vụ cho vấn đề học vấn hoặc ứng tuyển các vị trí cao trong công việc. Tuy nhiên, vì không nắm rõ hết tất cả các thông tin cần thiết hoặc không được phổ biến rõ về kỳ thi GMAT nên nhiều người đã bỏ cuộc và không muốn tham gia kỳ thi này nữa. Biết được tình hình đó, Phuong Nam Education đã biên soạn ra bài viết này nhằm tổng hợp lại những thông tin cần thiết về kỳ thi GMAT cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc chuẩn bị đăng ký thi GMAT.

Một số thông tin cần thiết về bài thi GMAT

Một số thông tin cần thiết về bài thi GMAT

Đối tượng cần thi GMAT là ai?

Các đối tượng cần thi GMAT thường sẽ là những sinh viên muốn đăng ký học ngành quản trị kinh doanh hoặc học các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh ở những quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Úc,... Hiện nay, một số trường đại học ở nước ngoài cũng đã giảm thiểu yêu cầu về chứng chỉ này đối với sinh viên, và chỉ cần các bằng như SAT, TOEFL. Tuy nhiên, nếu người học muốn học tại các trường kinh doanh có thứ hạng cao trên thế giới, thì GMAT sẽ là điều kiện cần và đủ để được nhập học vào các trường Top này. 

GMAT cần bao nhiêu điểm mới đạt?

Khi dự thi GMAT, bạn sẽ không được đánh giá theo tiêu chí đậu hay rớt mà được đánh giá theo điểm số. Mức điểm tối đa của bài thi GMAT là 800, nhưng nếu bạn đạt được trên 500/800 là đã đủ điều kiện nhập học tại một số trường đại học danh giá ở Mỹ hoặc những quốc gia nói tiếng Anh khác. Bên cạnh đó, bài thi GMAT còn có một số câu hỏi thử nghiệm, có nghĩa là dù bạn làm đúng hay sai cũng không ảnh hưởng đến điểm số cuối cùng của mình. Tuy nhiên, trong lúc làm bài bạn sẽ không biết được những câu hỏi thử nghiệm đó nằm ở phần nào nên tốt nhất là bạn cần cố gắng hoàn thành hết tất cả các câu hỏi tốt nhất có thể. Những trường đại học có chương trình MBA xuất sắc cũng sẽ yêu cầu kết quả điểm của bài thi GMAT cao và một số trường đại học dạy về quản trị kinh doanh hàng đầu thế giới thường yêu cầu điểm GMAT từ 700 – 800. 

Các mức điểm trong kỳ thi GMAT

Các mức điểm trong kỳ thi GMAT

Tuy nhiên, đây cũng không phải tiêu chuẩn chung, vì các trường đại học tuyển sinh thường dựa trên toàn bộ hồ sơ bao gồm điểm trung bình học tập, thành tích, kinh nghiệm làm việc, bài luận cũng như thư giới thiệu….Tuy vậy, quan trọng và ý nghĩa hơn cả là “percentile” – con số phần trăm phản ánh năng lực của bạn với những người thi khác. Ví dụ, nếu điểm xếp hạng bạn nhận được là 60, điều này có nghĩa bạn làm bài tốt hơn 60% người cùng thi và chưa tốt bằng 40% còn lại.

Đề thi GMAT khó không?

“Đề thi GMAT có khó không?” đây là câu hỏi khá bổ biến mà nhiều người học tiếng Anh hiện nay vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho mình. Thực tế, kỳ thi GMAT được đánh giá là có độ khó khá cao so với các kỳ thi tiếng Anh quốc tế khác vì bạn sẽ được đánh giá không những về kiến thức tiếng Anh mà còn về toán học. 

Những khó khăn mà nhiều thí sinh dự thi GMAT thường gặp phải

Những khó khăn mà nhiều thí sinh dự thi GMAT thường gặp phải

Hơn thế nữa, có những lý do khác khiến kỳ thi GMAT đặc biệt khó hơn những kỳ thi tiếng Anh quốc tế là: 

  • Áp lực về thời gian: tổng thời gian làm bài cho kỳ thi GMAT là khoảng 3 tiếng đồng hồ vì thế bạn cần chuẩn bị cho tinh thần cho phần thi dai dẳng. Để làm bài viết (Analytical Writing Assessment) bạn chỉ có tổng thời gian là 30 phút. Đối với phần Integrated Reasoning, bạn cũng sẽ có 30 phút để trả lời tổng cộng là 12 câu hỏi và 75 phút cho 37 câu hỏi của phần Quantitative. Về phần GMAT Verbal thì bạn sẽ có 75 phút để hoàn thành 41 câu hỏi. Việc bỏ sót những câu hỏi trong từng phần kỹ năng của bài thi GMAT sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên điểm số tổng của bạn. Do đó, bạn cần phải quản lý được thời gian trả lời các câu hỏi của mình sao cho hợp lý.
  • Những câu hỏi phức tạp đòi hỏi nhiều bước giải khác nhau: đối với phần thi về toán học của GMAT hay còn gọi là GMAT Quantitative sẽ có nhiều câu hỏi hoặc bài toàn đòi hỏi bạn phải trả lời đầy đủ tất cả các bước mới được điểm cao. Thêm vào đó, cách dùng từ trong từng câu hỏi của bài thi GMAT cũng có thể làm bạn cảm thấy thấy bối rối khi đọc hoặc thậm chí khiến bạn phải “bí” và không biết phải bắt đầu như thế nào. 
  • Kiểm tra kiến thức toán học phổ thông: về phần thi Quantitative của GMAT chủ yếu sẽ bao gồm các khái niệm toán học phổ thông mà chắc chắn bạn đã quên từ khi học xong cấp 2 – 3. Nếu bạn không phải là người học chuyên ngành về toán hoặc không thường xuyên sử dụng những kiến thức toán học như số học, lượng giác, hình học…, thì có lẽ phần GMAT Quantitative sẽ trở thành trở ngại vật khá lớn cho bài khi tham gia kỳ thi GMAT.

Cấu trúc bài thi GMAT là gì?

Một bài thi GMAT sẽ bao gồm 4 phần: Analytical Writing Assessment, Integrated Reasoning, Quantitative và Verbal. Tổng thời gian hoàn thành bài thi là 3 giờ 30 phút, với các phần thi được thực hiện như sau:

Cấu trúc về bài thi GMAT

Cấu trúc về bài thi GMAT

  • Đối với phần GMAT Analytical Writing Assessment: đề bài sẽ bao gồm 1 chủ đề, yêu bạn phải phân tích và đưa ra quan điểm của bản thân dưới dạng bài luận. Thời gian làm bài của phần thi này là 30 phút.
  • Đối với phần GMAT Integrated Reasoning: đề bài sẽ bao gồm 12 câu hỏi về các kỹ năng: lý luận đa nguồn, phân tích 2 phần, giải thích đồ họa, phân tích bảng. Thời gian làm bài cho phần thi này cũng sẽ kéo dài trong 30 phút.
  • Đối với phần GMAT Quantitative: đề bài sẽ bao gồm 37 câu hỏi, nhằm đánh giá các kỹ năng lý luận định lượng, giải lượng tính cùng các kiến thức về toán học. Thời gian làm bài của phần thi này lên đến 75 phút.
  • Cuối cùng là phần GMAT Verbal: đối với phần này, bạn sẽ có 75 phút để hoàn thành tổng cộng 41 câu hỏi. Đây là phần thi nhằm đánh giá các kỹ năng đọc hiểu tài liệu, đánh giá và sửa lỗi văn bản sao cho đúng với ngữ pháp, chính tả của bạn. 

Đó là những thông tin cần thiết nhất về kỳ thi GMAT dành cho những ai đang có nhu cầu muốn đăng ký thi hoặc tìm hiểu về bài thi GMAT. Phuong Nam Education hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về kỳ thi GMAT cũng như những giá trị mà tấm bằng GMAT đem lại cho người học.

 

Tags: GMAT, GMAT Integrated Reasoning, GMAT Quantitative, GMAT Analytical Writing Assessment, GMAT Verbal, GMAT có khó không, chứng chỉ GMAT là gì, cách tính điểm của GMAT

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat