Mẹo đạt 700 GMAT với GMAT Official Guide (P2)
Ở phần 2 này, bài viết sẽ bổ sung và tập trung thêm vào các cách tận dụng phần giải thích đáp án của GMAT Official Guide, tài liệu ôn luyện GMAT chính thức do các bên tổ chức kỳ thi tập hợp và soạn đề. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thêm cho bạn các cách tìm và cải thiện điểm yếu của bạn thông qua việc giải các bài thi mô phỏng kỳ thi thật. Hãy bắt đầu với cách tận dụng triệt để tài liệu chính thức GMAT Official Guide:
Kết hợp ôn luyện tài liệu GMAT Official Guide với các chiến lược ôn thi hiệu quả
GMAT Official Guide là tài liệu tổng hợp các câu hỏi ôn thi GMAT chính thức do ban tổ chức kỳ thi biên soạn và tổng hợp. Tuy nhiên, chỉ ôn luyện trong GMAT Official Guide là không đủ để giúp bạn đạt được số điểm GMAT mong đợi. Phần giải thích câu trả lời và lý thuyết trong bộ tài liệu này có thể giúp bạn định hướng được một số chủ đề và kiến thức cần ôn tập nhưng với các chiến lược học tập đúng đắn cho từng phần, bạn sẽ có thể không những có thể được cung cấp một lượng thông tin toàn diện và sâu sắc hơn mà còn tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm bài, tìm hiểu và phân tích.
Lập kế hoạch và lên chiến lược ôn thi với đa dạng tài liệu ở nhiều cấp độ
Một trong những nguồn hướng dẫn các chiến lược học tập tốt nhất và phổ biến nhất là bộ tài liệu Manhattan Prep All the GMAT strategy guide mà bạn có thể đặt mua ở bất cứ nền tảng nào.
Giải lại các câu hỏi GMAT và bổ sung thêm các điều kiện bắt buộc
Ở phần trước, chúng ta đã nhắc đến một trong những cách ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi GMAT là giải lại những câu hỏi sau khi tham khảo phần giải thích câu trả lời. Một cách khác giúp bạn có thể tăng độ khó và thử thách bản thân hơn với các câu hỏi là giải lại câu hỏi kèm theo các điều kiện bắt buộc.
Với cách học này, bạn có thể đặt ra giới hạn thời gian để giải lại những câu hỏi bạn đã làm. Ví dụ giới hạn bản thân cần giải được 20 câu hỏi trong vòng 40 phút.
Ngoài giới hạn về thời gian, bạn cũng có thể hạn chế lại vùng giải đề của mình bằng cách chia giấy nháp thành các ô giới hạn cho từng câu hỏi và chỉ được phép giải các câu hỏi trong giới hạn ô đó. Với cách làm này, bạn sẽ giảm được đáng kể lượng thời gian viết nháp và ép bản thân phải rút ngắn, kết hợp hoặc tìm ra các hướng giải nhanh nhất cho vấn đề.
Xem xét, phân tích và giải lại những câu hỏi đã làm
Một cách khác bạn có thể áp dụng là giải một số câu hỏi mà không nhìn các lựa chọn trả lời cho sẵn. Bằng cách đưa ra các điều kiện bắt buộc này, bạn có thể rèn luyện cho mình sự nhanh nhạy và kiên nhẫn với từng câu hỏi gặp phải.
Đặt thời gian và làm bài thi thử GMAT
Làm các bài kiểm tra thực hành trong khoảng thời gian giới hạn như bài thi chính thức sẽ giúp bạn chạm đến mốc điểm 700 GMAT dễ hơn vì qua đó bạn có thể đánh giá được tốc độ và điểm yếu của mình, bạn sẽ biết được mình cần cải thiện thêm ở những điểm nào cũng như khi nào nên tăng/giảm tốc độ.
Một bài thi thử mô phỏng kỳ thi GMAT chính thức sẽ bao gồm 31 câu hỏi trong phần quantitative reasoning (lý luận định lượng) trong thời gian 63 phút và 36 câu hỏi trong phần verbal reasoning (lý luận bằng lời nói) trong thời gian 65 phút. Bạn nên làm khoảng 6 bài thi thử nếu mục tiêu điểm của bạn là 700+ GMAT và một trong những nguồn kiểm tra uy tín nhất là Manhattan Prep Computer Adaptive Practice Exam.
Sắp xếp và cân đối thời gian khi làm bài thi
Xác định các phần cần cải thiện và khắc phục điểm yếu
Sau những bài thi thử GMAT, bạn nên dành thời gian phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và điểm cần cải thiện của mình ở từng phần thi. Khi đã xác định được điểm yếu của mình, bạn có thể khắc phục chúng thông qua quá trình học tập, ôn tập và trả lời các câu đố theo chủ đề. Quá trình khắc phục những điểm yếu này cũng sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều kỹ năng của mình và trả lời các câu hỏi một cách chính xác và nhanh nhạy hơn.
Vậy làm thế nào để phát hiện những điểm yếu mình cần khắc phục? Hãy kiểm tra các tiêu chí sau:
- Độ chính xác dưới 50%
- Độ khó trung bình của các câu hỏi ở mức thấp nhất
- Thời gian dành ra để trả lời chiếm hơn 150 giây cho mỗi câu hỏi
Với mỗi bài thi thử GMAT, hãy xác định 1-2 chủ đề cho mỗi phần và dành 4-7 ngày để luyện tập. Sau đó, bạn sẽ kiểm tra lại quá trình của mình với một bài thi mới. Qúa trình phân tích và ôn luyện lại những phần bạn còn yếu còn giúp bạn xây dựng thêm các kỹ năng cốt lõi khác giúp bạn trở nên tự tin hơn khi làm bài thi.
Tham khảo nhiều tài liệu và đánh giá cấp độ của bản thân
Hãy làm bài kiểm tra thử, phân tích kết quả, tìm ra điểm yếu và khắc phục chúng để năng mốc điểm của bạn đến với mục tiêu mong ước. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý ưu tiên luyện tập trong bộ sách GMAT Official Guide và GMAT Official Advanced Questions để xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc và mài giũa các kỹ năng trọng yếu trước khi luyện tập với các đề thi thử.
Chuẩn bị cho kỳ thi GMAT thoạt đầu bạn sẽ có thể cảm thấy áp lực nhưng nếu bạn nắm vững được các chiến lược và mẹo luyện thi hiệu quả, quá trình luyện thi không những sẽ trở nên dễ dàng hơn mà còn giúp bạn mài giũa những kỹ năng của mình và tư duy nhanh nhạy hơn. Vì vậy, hãy bắt đầu hành trình chinh phục GMAT của mình ngay từ bây giờ và chúc bạn gặt hái được thành quả mong ước.
Tags: GMAT, thi GMAT, chiến lược thi GMAT, cách học GMAT, GMAT Official Guide, bài thi GMAT, Luyện thi GMAT, mẹo thi GMAT.