357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

5 mẹo ôn thi GMAT hiệu quả

Nếu bạn đang tìm đọc các thông tin về yêu cầu tuyển sinh của các trường học liên quan đến chuyên ngành kinh doanh và đang muốn vạch ra kế hoạch ứng tuyển của riêng mình, thì bài thi GMAT là một trong những tiêu chí mà các bạn phải cân nhắc hàng đầu. Thoạt đầu, khi nghe về luyện thi GMAT, bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn, nhưng hãy yên tâm rằng với một kế hoạch thật rõ ràng, kết hợp với các mẹo ôn thi GMAT hiệu quả, các bạn có thể đạt được thành tích tốt và giành được điểm cao. Sau đây, Phương Nam Education sẽ mang đến cho các bạn 5 mẹo ôn thi GMAT hiệu quả.  

Xây dựng kế hoạch ôn thi GMAT từ sớm

Hồ sơ tuyển vào chuyên ngành MBA hay thạc sĩ kinh doanh đòi hỏi nhiều điều kiện và thành phần khác nhau bao gồm một bài luận (essays), thư giới thiệu (letters of recommendations), hồ sơ xin việc (resume) và không thể thiếu GMAT, điều này có nghĩa là bạn phải dành thời gian luyện thi GMAT trong khi phải chuẩn bị tất cả các yếu tố kể trên. 

5-meo-on-thi-gmat-hieu-qua-1.jpg

Lên kế hoạch thật chi tiết và cụ thể để ôn GMAT

 

Để tránh dồn các công việc vào cùng một lúc, hãy lập thời khóa biểu để luyện thi GMAT càng sớm càng tốt. Thời gian tốt cho các bạn rơi vào khoảng 8 tuần trước khi kỳ thi bắt đầu, hoặc nếu các bạn muốn chắc chắn hơn, hãy tăng thời gian chuẩn bị lên một chút để tối đa hóa các tác vụ cần chuẩn bị trong khi vẫn còn dư thời gian để ôn thi GMAT. 

Nắm rõ cấu trúc bài thi GMAT

Trước khi xây dựng một kế hoạch để chuẩn bị GMAT, bạn cần biết rõ cấu trúc của bài thi này yêu cầu những gì và bạn sẽ gặp các loại câu hỏi nào trong bài thi này. Phương Nam Education sẽ nêu ra 4 phần câu hỏi có trong đề thi GMAT sau đây.

5-meo-on-thi-gmat-hieu-qua-2.jpg

Nắm rõ các kỹ năng sẽ giúp bạn thi GMAT mượt mà hơn 

 

  • Analytical Writing Assessment (phần AWA) là phần đánh giá khả năng tư duy phản biện và truyền đạt ý tưởng. 
  • Integrated Reasoning (phần IR) là phần đánh giá khả năng phân tích dữ liệu và hiểu thông tin được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. 
  • Quantitative Reasoning (phần Quant) là phần đánh giá khả năng suy luận toán học, giải quyết các vấn đề định lượng và giải thích các dữ liệu đồ họa. 
  • Verbal Reasoning (phần Verbal) là phần đánh giá các kỹ năng đọc hiểu, khả năng chỉnh sửa, và liệu các lập luận bằng văn bản của bạn có dễ hiểu hay không. 

Hãy chọn nguồn học GMAT hiệu quả  

Thời đại công nghệ số 4.0, việc tìm kiếm các nguồn học không phải là điều quá khó khăn cho các ứng viên khi muốn ôn thi GMAT. Nhưng các bạn nên lưu ý, internet không chỉ tồn tại các nguồn học GMAT rất hữu ích mà bên cạnh đó còn có các nguồn học chưa được đánh giá cao hoặc được đánh giá là không hiệu quả. Chính vì thế, các bạn hãy chọn lựa các nguồn học GMAT thật trực quan và hiệu quả. 

5-meo-on-thi-gmat-hieu-qua-3.jpg

Tìm kiếm các nguồn học GMAT hiệu quả để ôn luyện tốt hơn

 

Để chuẩn bị và tăng cơ hội đạt điểm GMAT tốt, Phuong Nam Education khuyến khích các bạn tìm đọc các cuốn sách về GMAT như GMAT Official Guide, hay Kaplan GMAT Prep Book. Đây là những cuốn sách được tạo ra bởi các chuyên gia về GMAT nên họ cũng sẽ dùng cùng một loại thuật toán để tính điểm GMAT và các câu hỏi bài tập giống như một bài thi thật. 

Xác định điểm yếu của mình khi học GMAT

Trong quá trình luyện thi GMAT, hãy xác định những kỹ năng quan trọng mà bạn cần tập trung vào để tập trung ôn luyện thật tốt. Các bạn các thể sử dụng những cuốn sách như GMAT Official Guide để xác định những điểm yếu của mình. Từ đó, phân tích các kết quả và tạo ra một kế hoạch ôn phù hợp cho bản thân để luyện các kỹ năng mà bạn còn yếu trong bài thi GMAT. 

5-meo-on-thi-gmat-hieu-qua-4.jpg

Xác định điểm yếu trong khi ôn GMAT để đưa ra các chiến lược cụ thể

 

Hãy nhớ rằng, việc đạt 700+ cho điểm GMAT là một chuyện rất khó có thể nói trước nhưng không có nghĩa là bạn không thể đạt được. Các bạn có thể làm các bài quiz GMAT hoặc các bài mock test GMAT để xác định điểm, cũng như điểm yếu và điểm mạnh của mình, từ đó đưa ra mục tiêu để luyện tập và cải thiện cho chính mình các bạn nhé. 

Hãy bấm giờ khi ôn thi GMAT

Không chỉ GMAT mà bất cứ khi nào bạn ôn luyện một kỳ thi thì hãy bấm giờ để kiểm tra xem bạn có hoàn thành tốt bài thi trong thời gian quy định hay không. Việc thử bấm giờ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại tốc độ, xác định những phần bạn làm nhanh và những phần mà bạn đang mất thời gian khá nhiều vào nó. Ví dụ, nếu bạn biết phần Verbal Reasoning gây khó khăn với bạn, hãy ôn luyện lại phần này để chắc chắn mình hoàn thành đúng giờ.

5-meo-on-thi-gmat-hieu-qua-5.jpg

Hãy sử dụng đồng hồ bấm giờ để luyện tập GMAT sát với kỳ thi thực tế nhất

Khi bạn đã luyện GMAT thành thạo và hiểu rõ các khái niệm, bây giờ là lúc bạn thực hành bấm giờ. Các bạn hãy giữ bình tĩnh và thực hiện bài thi một các hiệu quả nhất trong thời gian quy định. Có thể lúc đầu bạn sẽ chưa quen nhưng cứ tập dần thì chắc chắn bạn sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Hãy điều chỉnh tốc độ của mình cho phù hợp với từng phần trong bài GMAT nhé.

Vậy là chúng ta đã điểm qua 5 mẹo ôn thi GMAT hiệu quả cùng Phuong Nam Education rồi. Nếu các bạn muốn đọc thêm những bài viết về tips và mẹo hữu ích thì hãy ghé trang tin tức của Phuong Nam Education thường xuyên nhé! Chúc các bạn học tập thật tốt!

 

Tags: ôn thi GMAT, bài thi GMAT, luyện thi GMAT, điểm GMAT, GMAT, kỳ thi GMAT, học GMAT hiệu quả, cải thiện GMAT, mẹo GMAT

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat