357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Mẹo luyện thi GMAT Data Sufficiency hiệu quả (P2)

Tiếp nối với phần trước, bài viết này sẽ đi cụ thể chi tiết vào 3 chiến lược được sử dụng rộng rãi cho các bài thi GMAT Data Sufficiency và kèm theo đó là những mẹo dành cho phần thi GMAT Quantitative nâng cao.

Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin 

Bạn có ba cách chính để kiểm tra mức độ đầy đủ của các câu lệnh:

  • Sử dụng đại số
  • Chọn số
  • Phỏng đoán 

Sử dụng đại số 

Chia nhỏ từng câu lệnh theo phương pháp đại số là cách tốt nhất để kiểm tra mức độ đầy đủ của một câu lệnh. Phương pháp này đòi hỏi thí sinh có độ hiểu biết sâu về toán học và hạn chế được những sai lầm do bất cẩn khi sử dụng các phương pháp khác như chọn số. Ban tổ chức ra đề thi GMAT sẽ sử dụng một số mẹo để đánh đố thí sinh. Vậy nên, bạn hãy sử dụng cách phân tích câu hỏi cũng như các câu lệnh theo phương pháp đại số để có thể tránh được các bẫy này. 

GMAT

Sử dụng đại số là phương pháp giúp bạn tránh được nhiều bẫy trong bài thi

Chọn số

Thời gian là một yếu tố quyết định chính trong bài thi, cho nên nếu bạn không thể sử dụng đại số thì chọn số là một cách thay thế tuyệt vời. Chọn số là khi người dự thi gán giá trị cho (các) biến được liệt kê trong gốc câu hỏi và câu lệnh. Làm như vậy, về cơ bản, bạn đang đoán xem đâu có thể là giải pháp cho vấn đề. Tuy nhiên, bạn không nên chọn bất kỳ số nào mà nên cân nhắc những con số có thể chứng minh cả hai mặt của tuyên bố. Một tập hợp số thường được sử dụng sẽ nằm trong khoảng mỗi nửa số từ âm 2 đến 2:

{-2, -3/2, -1, -1/2, 0, 1/2, 1, 3/2, 2}

Khi chọn số, hãy đảm bảo bạn chọn vùng đủ rộng. Để làm được vậy, bạn cần chọn ít nhất hai nhóm được cho. Ví dụ: một câu hỏi có hai biến có thể được kiểm tra với {-1, 0} và sau đó là {1/2, 2}. Đối với những người không có nền tảng đại số vững chắc, hãy kết hợp giữa đại số và chọn số để có thể đưa ra câu trả lời chính xác. 

GMAT

Lựa chọn những tập hợp số ở phổ rộng để tăng cơ hội đúng khi chọn số

Phỏng đoán 

Ngay cả khi bạn áp dụng đúng chiến lược, tránh được những cái bẫy ban tổ chức đặt ra và làm theo các mẹo thi GMAT ở trên nhưng vẫn cảm thấy không đủ tự tin để trả lời câu hỏi, hãy đưa ra một phỏng đoán sáng suốt. Chiến lược để đoán được kết quả có khả năng đúng cao trong GMAT nói chung là thu hẹp phạm vi đoán từ 5 xuống khoảng 2 câu trả lời. 

Để cải thiện tỷ lệ đoán của bạn, hãy cố gắng đánh giá ít nhất một trong các câu trong sơ đồ cây quyết định. Bằng cách này, bạn sẽ loại bỏ ít nhất hai lựa chọn câu trả lời thông qua chiến lược 'AD/BCE' và lưu ý không vội vã chọn đáp án E vì nhìn chung, những câu phức tạp hoặc khó đánh giá có nhiều khả năng là đủ hơn là không đủ. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng E đúng, để an toàn, hãy đảm bảo câu trả lời đó có thể được chứng minh bằng đại số.

GMAT

Phân tích kỹ và giới hạn vùng cần đoán

Chiến lược luyện thi GMAT nâng cao

Như đã thảo luận trong các mẹo GMAT ở trên, một điểm khó hiểu của phần thi Data Sufficiency là bạn không nhất thiết phải giải toàn bộ vấn đề và đưa ra đáp án để biết câu trả lời chính xác. Bạn chỉ cần xác định xem câu trả lời có đủ để trả lời cho câu hỏi hay không. Sau đây là một số bẫy các nhà soạn đề hay dùng:

  • Ngộ nhận - ngộ nhận một thông tin này đó về câu hỏi và câu lệnh. Nếu thông tin đó không được đề cập, đừng ngộ nhận. Ví dụ, đừng cho rằng giá trị cần tìm phải là số nguyên hoặc số dương. 
  • Đối nghịch - câu 1 & 2 phải đi đến cùng một kết luận, nếu không, bạn đã làm sai phép toán. Ví dụ nếu câu 1 nói X = 2 và câu 2 nói X = 4, bạn cần phải làm lại.
  • Quy tắc N - nếu bạn có N biến duy nhất, bạn cần N phương trình khác nhau để giải chúng. 
  • Các phương trình giống nhau - các phương trình đơn giản hóa thành chính chúng. Bạn có thể nghĩ rằng X = 2 và 2X = 4 là 2 phương trình khác nhau, nhưng thực ra chỉ là bản đơn giản hóa hơn của cùng một phương trình. Hãy cẩn thận để không hiểu sai và dẫn đến chọn sai câu trả lời. 

GMAT

Xem xét cẩn thận các bẫy trong bài thi

  • Cẩn thận với số 0 - đừng quên rằng số 0 là một số nguyên và khi bạn sử dụng phương pháp chọn số, đây có thể là một lựa chọn thông minh. Hơn nữa, bất cứ khi nào chia một số nhỏ cho một số lớn hơn, hãy nhớ rằng thương luôn là 0 và phần còn lại là số chia.
  • Không là có - tuy hiếm, nhưng nếu một câu trả lời nhất quán cho câu hỏi là 'không', thì câu đó là đủ. 
  • Bẫy C - ban tổ chức soạn đề kiểm tra biết rằng các thí sinh luôn muốn có thêm thông tin, vì vậy nếu C rõ ràng là đủ và A & B dường như không đủ riêng lẻ, hãy kiểm tra lại. Rất có thể đó là một cái bẫy. Cố gắng chứng minh C trước khi chọn.
  • Hoài nghi - luôn nghi ngờ độ khó/dễ của đề thi. Nếu một câu trả lời có vẻ quá dễ dàng thì có thể nó thực sự dễ và câu hỏi đó nằm ở phân vị thứ 20. Vì bạn đang làm bài thi trên phạm vi đó, đừng để bị mắc bẫy.

Để xây dựng điểm 'bẫy C' và 'hoài nghi', nếu một câu lệnh rõ ràng là đủ, thì câu lệnh kia phải có lý do để đi kèm. Có thể câu lệnh này sẽ cung cấp cho bạn ngữ cảnh cho câu lệnh đầu tiên, hoặc gợi ý cho bạn thông tin có thể bạn đã bỏ qua. Hãy sử dụng tất cả các thông tin được cho. 

 

Tags: GMAT, thi GMAT, chiến lược thi GMAT, cách học GMAT, bài thi GMAT, bài thi GMAT, GMAT Quantitative, đáp án GMAT.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat