Bí kíp nắm trọn 51 điểm GMAT Quantitative (P2)
Để tiếp nối phần tiếp theo của các Bí kíp nắm trọn 51 điểm GMAT Quantitative, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn cách phân chia thời gian làm bài hợp lý cũng như hướng dẫn chi tiết giúp bạn dụng các tài liệu ôn luyện GMAT chính thức một cách hiệu quả. Sau đây là 4 mẹo luyện thi tốt nhất được tổng hợp và phân tích từ các nguồn uy tín.
Cố gắng giải 30-40 câu hỏi GMAT mỗi ngày trong 60 ngày
Để quá trình ôn luyện mỗi ngày này trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Đọc câu hỏi.
- Xác định và liệt kê thông tin bạn đã nắm và chưa nắm được.
- Nếu bạn không quen thuộc với các thuật ngữ, khái niệm, công thức, quy tắc, phương pháp hay các kỹ thuật cần thiết để tính toán các dữ liệu chưa biết, hãy chuyển sang bước 4. Nếu bạn đã quen thuộc với những kỹ thuật này, hãy bắt đầu tính toán và kiểm tra lại câu trả lời của mình.
- Đọc phần giải thích câu trả lời để phân tích cách tác giả gợi ý hướng tiếp cận cho bài. Ngay cả khi bạn đã trả lời đúng đáp án, hãy xem qua phần giải thích câu trả lời để cải thiện tốc độ làm bài.
- Ghi chú bất kỳ thông tin mới nào. Trong quá trình học của bạn, hãy mở rộng các ghi chú này và ghi thêm các thuật ngữ mới vào các thẻ ghi chú.
Luyện tập cho kỳ thi một cách có kế hoạch và đều đặn
Bạn nên dành ra khoảng 60% thời gian để thực hành giải quyết các câu hỏi và 40% còn lại phân tích đáp án, rút ra kết luận và ghi chú lại.
Ví dụ:
Nếu thời gian làm bài của bạn là 60 phút, hãy dành 40 phút để trả lời câu hỏi và 20 phút còn lại để phân tích câu trả lời. Trong 40 phút này, bạn nên trả lời khoảng 15-20 câu hỏi và lưu ý không nên dành hơn 2 phút cho một câu hỏi.
So sánh câu trả lời với phần giải thích đáp án GMAT của tác giả
Nếu câu trả lời của bạn cần nhiều hơn 2 phút để giải, có thể chiến lược và kỹ thuật làm bài của bạn chưa được hiểu quả và nên cân nhắc thay đổi chiến lược. Thay vào đó, bạn hãy so sánh câu trả lời của mình với phần đáp án gợi ý để xem cách tác giả phân chia các bước tiếp cận vấn đề. Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy rằng phần giải thích câu trả lời trong GMAT Official Guides vẫn quá dài, hãy tìm đến các diễn đàn luyện thi GMAT.
Đánh giá và phân tích các câu trả lời trong đáp án
Tóm lại, tìm được câu trả lời chính xác vẫn chưa đủ để giúp bạn chạm đến mốc điểm 51 GMAT Quantitative mà còn cần cả thời gian và chiến lược tiếp cận mỗi câu hỏi của bạn. Ngoài ra, tham khảo phần đáp án cũng là một cách rất tốt giúp bạn tìm hiểu các cách làm bài.
Tham khảo phần đáp án GMAT
Nếu bạn không thể dựa vào các thông tin trong đề bài để tính toán dữ liệu và tìm câu trả lời trong thời gian hợp lý, bạn có thể đang bỏ sót một số thông tin hoặc thiếu một số kỹ năng cần thiết để làm bài. Phần đáp án sẽ là nơi giúp bạn tìm được những điểm yếu này. Các điểm yếu mà các thí sinh thường hay mắc phải như:
- Terms (thuật ngữ): Từ vựng dành riêng cho một chủ đề và/hoặc chủ đề phụ. Ví dụ: cbase, altitude, và hypotenuse là các thuật ngữ dành riêng cho phần thi hình học.
- Formulas (công thức): Công thức thể hiện mối quan hệ 2 vế giữa các đẳng thức. Ví dụ như bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại.
- Rules (quy tắc): thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa các thuật ngữ. Ví dụ: nếu một tam giác nằm trong một nửa đường tròn với đường kính của nửa đường tròn đó là đáy của tam giác, thì tam giác đó sẽ luôn là một tam giác vuông.
- Methods (phương pháp): cách tiếp cận từng bước để biến đổi đầu vào thành đầu ra mong muốn.
- Approaches (cách tiếp cận): lên chiến lược bắt đầu giả quyết vấn đề từ đâu và tiến hành giải như thế nào. Ví dụ: đối với một số câu hỏi, cách tiếp cận của bạn có thể là thay từng đáp án có sẵn để tìm ra câu trả lời.
Luôn chú ý đến đến những thông tin và thuật ngữ mới
Vì vậy, khi bạn đọc phần giải thích câu trả lời, hãy luôn chú ý đến đến những thông tin và thuật ngữ mới.
Đánh dấu và sắp xếp các ghi chú GMAT dưới dạng Flashcards trên Anki
Các nguồn thông tin bạn có thể gặp hàng ngày như các bài báo, bài đăng trên diễn đàn, các video hướng dẫn, phần đáp án hoặc tài liệu hướng dẫn học tập. Với các nguồn thông tin đa dạng đến trừ nhiều nguồn, bạn cần biết cách chọn lọc và sắp xếp thông tin hợp lý để có thể dành thời gian ôn luyện lại và ghi nhớ lâu hơn.
Một trong những cách ghi nhớ thông tin hữu hiệu là sử dụng thẻ ghi nhớ (flashards) trên Anki. Anki là một ứng dụng cho phép bạn tạo các thẻ nhớ để đánh dấu và sắp xếp, xem lại thông tin một cách dễ dàng. Thẻ ghi nhớ sẽ giúp bạn gợi nhớ lại thông tin một cách chủ động bao gồm 2 mặt với 1 mặt là câu hỏi hoặc một từ mới và mặt kia là câu trả lời hoặc nghĩa của từ mới. Sau đó, khi bạn xem lại thẻ nhớ, bạn nhìn vào câu hỏi hoặc lời nhắc và cố gắng nhớ lại câu trả lời để đối chiếu với mặt sau.
Flashcards là một trong những cách rất hữu hiệu để tiếp thu các thông tin mới
Nếu bạn vẫn còn phụ thuộc vào phần đáp án ở mặt sau, hãy luyện tập gợi nhớ lại thông tin cho đến khi nào bạn tự tin với đáp án của mình mà không cần gợi ý. Với cách học lặp lại ngắt quãng này, quá trình tiếp thu các kiến thức mới của bạn sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn khi bạn có thể sử dụng thẻ ghi nhớ ở bất kỳ đâu với Anki.
Vì vậy, khi bạn tìm thấy một thông tin mới nào, hãy ghi chú lại trên thẻ ghi nhớ và sắp xếp thông tin một cách khoa học và hợp với bạn nhất.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn tiến xa hơn trên con đường học ngoại ngữ nói chung và GMAT nói riêng. Hãy liên hệ Phuong Nam Education qua Hotline: 1900 7060 để được hỗ trợ và giải đáp thêm các thắc mắc nhé. Chúc bạn sớm đạt nhiều thành công!
Tags: GMAT, thi GMAT, chiến lược thi GMAT, cách học GMAT, GMAT Official Guide, bài thi GMAT, GMAT Quantitative, đáp án GMAT.