357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Chiến lược làm bài thi GMAT Graphics Interpretation hiệu quả

Phần thi Integrated Reasoning sẽ khá khác so với những phần còn lại của GMAT, yêu cầu thí sinh giải quyết 12 nội dung trong vòng 30 phút. Mỗi vấn đề sẽ bao gồm khoảng 2-3 câu hỏi với độ khó ngẫu nhiên và được chia thành bốn loại:

  • Table Analysis (Phân tích bảng số liệu)
  • Graphics Interpretation (Giải thích biểu đồ)
  • Two-Part Analysis (Phân tích hai phần)
  • Multi-Source Reasoning (Lý luận đa nguồn)

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào phần thi GMAT Graphics Interpretation và cách giải quyết các câu hỏi của phần này.

Các loại câu hỏi Graphics Interpretation

Câu hỏi phần thi này sẽ bao gồm 1 biểu đồ đi kèm với một đoạn thông tin và 2 câu hỏi trắc nghiệm điền vào chỗ trống. Thí sinh cần chọn một trong những câu trả lời  phù hợp nhất cho mỗi câu hỏi để lấy trọn điểm phần thi này vì chỉ cần 1 câu trả lời sai, bạn sẽ mất toàn bộ điểm phần thi Graphics Interpretation (GI).

Mỗi câu hỏi GI yêu cầu thí sinh có khả năng hiểu và phần tích được các loại biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ phân tán, biểu đồ bong bóng, lưu đồ, biểu đồ tổ chức và bản đồ chiến lược. Khác với phần thi Table Analysis và Multi Source Reasoning, các thông tin trên đề của GI là cố định và thí sinh sẽ chỉ sử dụng thông tin trong đoạn văn và biểu đồ để trả lời. 

Để làm tốt phần thi này, thí sinh cần giải thích được dữ liệu trong biểu đồ kết hợp với thông tin cho trước trong đoạn văn vì thông thường, sẽ có một số thông tin sẽ được đề cập ở phần đoạn văn và không có trên biểu đồ. 

vuPadGa62xwgzoxzUjXWpsLRDxEZv6-SH4t3yr-S

Luyện tập nhiều với các câu hỏi mẫu để thành thục và tự tin hơn trong bài thi

Cách đọc biểu đồ

Khi bạn hiểu được các phần cơ bản của biểu đồ, bạn sẽ cần tập trung vào một vài phần chính để nắm rõ được thông tin trọng yếu. Trước hết, hãy xem qua phần chú giải và tiêu đề của biểu đồ nếu có, để có cái nhìn tổng quan về dữ liệu và các đối tượng được so sánh. Thí sinh cần hiểu rõ được những thông tin này nhằm tránh trả lời lạc đề các câu hỏi, ví dụ như ở hình bên dưới, đơn vị tiền tệ được so sánh trong khoảng thời gian năm tháng chứ không phải trong trong đơn vị ngày, tuần hay năm. 

MRNj_zRFaGVgJNCRezgxG8Rfm-VlOpUQVTv581yP

Chú ý chọn đúng cột số liệu cho từng đối tượng. 

Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn không cần cố gắng chọn chính xác giá trị của dữ liệu trong biểu đồ. Ví dụ ở hình bên dưới, tỷ giá Rúp/$ xấp xỉ 57 vào tháng 7 và tỷ giá $/Dinar xấp xỉ 3,6 vào tháng 9. Bạn chỉ cần dùng số liệu gần đúng và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả bài thi. 

Các cách so sánh số liệu thường được đánh giá trong GI

  • Absolute increase and decrease (tăng và giảm tuyệt đối): xác định giá trị chênh lệch giữa 2 dữ liệu không được biểu thị bằng tỷ lệ hoặc phần trăm.
  • Percentage increase and decrease (phần trăm tăng và giảm): xác định sự chênh lệch giữa hai số và chia cho 100 để tìm phần trăm. Kết quả dương sẽ tương đương với giá trị tăng và ngược lại, kết quả âm là giá trị giảm. 
  • Determine Increased and Decreased Value (xác định giá trị tăng và giảm): xác định giá của hàng hóa hoặc khoản đầu tư thay đổi như thế nào theo thời gian để xem giá trị của nó tăng hay giảm và bao nhiêu.
  • Trend Lines (đường xu hướng): xác định các khu vực hạn chế hoặc hỗ trợ trên đường xu hướng để kết nối các mốc dữ liệu.
  • Correlation (tính tương quan): xác định mối tương quan tích cực hoặc tiêu cực khi các điểm trên biểu đồ phân tán.
  • Basic Probability (xác suất cơ bản): xác định xác suất diễn ra của 1 sự kiện trong một tập hợp các điều kiện xác định.

2XvPH-5s1LdBHvWu04R2sExZqhQsH6VDQDlYxRUW

Phần thi Graphics Interpretation yêu cầu thí sinh cần có khả năng hiểu được các số liệu trên biểu đồ

Quy trình trả lời các câu hỏi GI

Hiểu tập dữ liệu

Đọc phần đoạn văn và các phần trong biểu đồ. Phần đoạn văn sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn có cái nhìn tổng quát về biểu đồ và hiểu được sự liên kết của các dữ liệu trong biểu đồ. 

Hiểu câu hỏi

Như đã được đề cập ở trên, phần thi GI sẽ thường bao gồm 2 câu hỏi và bạn sẽ không nhận được điểm nếu chỉ trả lời đúng 1 câu. Vì vậy, hãy đọc kỹ câu hỏi và phân tích dựa trên phần biểu đồ và thông tin cho trước. 

Phân tích câu hỏi

Hầu hết các câu hỏi GI yêu cầu bạn điền một giá trị vào chỗ trống nhưng bạn không cần phải tính chính xác các giá trị cần điền miễn là bạn tiếp cận câu hỏi một cách logic. Sau khi xem qua các dữ liệu được cung cấp, hãy đọc kỹ câu hỏi để xác định bạn có cần tính toán cho câu trả lời này hay không.

K2SBoRAzNVvJslGstbN4rVBIyX05847CoEY5PjGY

Tập trung và phân tích kỹ thông tin trên đề bài

Áp dụng phần phân tích

Áp dụng phần phân tích ở bước 3 của bạn vào các lựa chọn có sẵn và đưa ra câu trả lời phù hợp. Hãy ghi lại kết quả của các phép tính bạn vừa làm vì có khả năng bạn sẽ cần đến kết quả này cho phần tiếp theo. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn tiến xa hơn trên con đường học ngoại ngữ nói chung và GMAT nói riêng. Hãy liên hệ Phuong Nam Education qua Hotline: 1900 7060 để được hỗ trợ và giải đáp thêm các thắc mắc nhé. Chúc bạn sớm đạt nhiều thành công!

 

Tags: GMAT, thi GMAT, chiến lược thi GMAT, cách học GMAT, biểu đồ, GI, Graphics Interpretation, Integrated Reasoning.

 
Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat