357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Câu hỏi dạng Multi - source Reasoning trong GMAT

Multi - Source Reasoning (hay Lý luận Đa nguồn) là một trong bốn dạng câu hỏi trong phần thi Integrated Reasoning mới xuất hiện trong kì thi GMAT. Như có thể thấy từ cái tên của nó, Multi - source Reasoning bao gồm nhiều thông tin từ nhiều hơn một nguồn. Một câu hỏi Multi - source Reasoning sẽ có từ hai đến ba thẻ thông tin. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xem một thông tin mỗi lần click. Có thể bạn đã quen thuộc với dạng trình bài này khi lướt web hàng ngày. Thẻ thông tin có thể chứa các loại thông tin khác nhau như đoạn văn, biểu đồ, bảng, hoặc các loại thông tin hình ảnh khác.

Giới thiệu về Multi - source Reasoning

Câu hỏi Multi-Source Reasoning (Multi-Source Reasoning Question) là một trong bốn loại câu hỏi của phần thi Integrated Reasoning trong kỳ thi GMAT. Câu hỏi Multi-source Reasoning sẽ cung cấp ba thông tin trên các thẻ thông tin khác nhau - có thể là biểu đồ, bản, sơ đồ, đoạn văn, v.v… Lưu ý, các thẻ cung cấp rất nhiều thông tin nhưng không phải thông tin nào cũng giúp trả lời câu hỏi. Các thẻ thông tin có thể có bản chất thuộc dạng số học hoặc ngôn ngữ, hoặc là kết hợp cả hai. Bạn có thể sẽ phải ấn tới ấn lui các thẻ thông tin để tìm dữ liệu cần thiết.


GMAT

Multi-Source Reasoning là một phần quan trọng trong phần thi Integrated Reasoning

 

Các câu hỏi bao gồm một bộ câu hỏi “Yes”/”No” hoặc câu hỏi trắc nghiệm. Để có thể tìm được câu trả lời, bạn phải tìm thông tin từ nhiều thẻ, và cùng một thẻ thông tin có thể dùng để trả lời nhiều câu hỏi. Theo GMAC (Graduate Management Admission Council) - Hội đồng thi GMAT, dạng câu hỏi này được thiết kế để phỏng theo “Nghiên cứu cách giải quyết được nhiều chương trình quản lý sử dụng” và kiểm tra “khả năng tích hợp nhiều dạng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau”

Một câu hỏi Multi-source Reasoning điển hình sẽ có ba câu hỏi, tuy nhiên bạn sẽ thấy có ba đến sáu câu hỏi trong web luyện thi chính thức của kỳ thi GMAT.  Bạn sẽ bắt gặp cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi Yes/No.

Đối với câu hỏi trắc nghiệm, bạn sẽ được cho năm câu hỏi chọn ra các câu đúng. Ngoài ra, câu hỏi Yes/No đưa ra ba mệnh đề, giá trị hoặc biểu thức. Bạn sẽ được hỏi xem theo thông tin đó các mệnh đề là True/False, Yes/No, Acceptable/Not Acceptable, Supported/Not Supported, hoặc có thể là Inferable/ Not Inferable. So với dạng câu hỏi phân tích bảng, câu hỏi Multi - source Reasoning không tĩnh, và bạn được mong đợi sẽ biết cách sử dụng hiệu quả các khả năng tương tác được cho.

Chiến lược và các khái niệm

Đối với một vài thí sinh, các câu hỏi Multi - source Reasoning mới đầu sẽ là dạng câu hỏi đáng ngại nhất trong phần thi Integrated Reasoning của kỳ thi GMAT, nhưng một khi bạn đã có hướng giải quyết, bạn sẽ nhận ra là nó không còn đáng sợ nữa. Các câu hỏi Multi - source Reasoning tương tự như phần thi Lý Luận Phản Biện, do đó khi bạn chuẩn bị cho phần thi Lý Luận Phản Biện, bạn cũng đang luyện tập cho các kỹ năng bạn cần cho Multi - source Reasoning. Dù trang web luyện thi chính thức của kỳ thi GMAT sẽ đưa ra sáu câu hỏi cho một dạng câu hỏi Multi - source Reasoning, bạn thường sẽ chỉ bắt gặp ba câu. Trung bình, bạn có 7,5 phút để hoàn thành toàn bộ câu hỏi đó.

Bởi vì bạn chỉ có thể thấy một thẻ thông tin một lần, đọc lướt qua các đầu mục và thông tin của các thẻ rất là quan trọng để ghi nhớ các loại thông tin có thể tìm lại ngay khi đến lúc cần trả lời câu hỏi. Bạn có thể gặp các loại câu hỏi ngôn ngữ, loại câu hỏi số học, và loại câu hỏi có cả hai.

GMAT

Bạn cần có một tư duy phản biện tốt để làm dạng câu hỏi Multi - source Reasoning

Hướng dẫn giải câu hỏi Multi - source Reasoning

Hiểu rõ bộ dữ liệu

Đọc sơ qua toàn bộ thông tin được cho trong từng thẻ. Hiểu rõ nó, nhưng đừng đọc quá một lần ở bước này. Sau đó đọc câu hỏi. Tính chất của câu hỏi Multi - source Reasoning là bạn sẽ được cho rất nhiều thông tin ứng với số thời gian mà bạn có. Đọc câu hỏi ngay khi bạn hiểu rõ dạng thông tin được cho sẽ tiết kiệm thời gian hơn và khi bạn biết mình cần tìm gì thì quay lại đọc ký một lần nữa. Nhớ là chỉ có thể thấy một câu hỏi mỗi lần, và bạn có trung bình 7,5 phút để trả lời toàn bộ ba câu hỏi Multi-source Reasoning.

Hiểu rõ câu hỏi

Đọc câu hỏi và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ nó. Ghi nhớ là chiến lược này là chỉ đọc sơ bộ dữ liệu rồi mới đọc câu hỏi, phải đảm bảo là bạn hiểu mình được yêu cầu làm gì.

Tạo ra cách giải

Bạn sẽ phải thu thập thông tin từ nhiều hơn một thẻ. Ví dụ, một câu hỏi có thể hỏi bạn về lợi nhuận của một công ty. Giả sử Thẻ 1 cho bạn thông tin chi tiết doanh thu và doanh số, trong khi đó Thẻ 2 cho thông tin về ngân sách và chi phí. Bạn phải lật qua lại giữa hai thẻ để có câu trả lời. Với điều này trong đầu, dù bạn không nên đọc quá kỹ mỗi thẻ, bạn nên cần có một cái nhìn tổng quát về những gì bạn cần tìm trong các thẻ khác nhau để có thể quay trở lại và đọc kỹ nó khi cần. Cân nhắc việc ghi chú nếu đề mục của thẻ không đủ làm bạn nhớ lại được.

Áp dụng cách giải.

Giờ bạn đã có ý tưởng về thông tin của các thẻ, đọc câu hỏi, và lướt lại các từ khóa, cụm từ hoặc con số để tìm được câu trả lời nhanh nhất có thể. Viết nháp cẩn thận, bạn có thể dùng lại các phép tính đó cho câu hỏi khác đấy.

Ví dụ

Thẻ 1

 

GMAT

Biểu đồ tròn phần trăm doanh số các công ty

Thẻ 2

 

 

GMAT

Bảng doanh số bán sản phẩm theo các Miền của Công ty Apex

Thẻ 3

GMAT

Sơ đồ giá trên thùng của các sản phẩm của Công ty Apex

Câu hỏi 1:

Với mỗi phát biểu dưới đây, chọn “Yes” nếu phát biểu là đúng dựa trên thông tin được cho; nếu không, chọn “No”.

GMAT

 

Cách giải câu 1:

Câu A: Từ Thẻ 1, ta biết rằng phần trăm doanh số bán ra của Công Ty Apex là 22% trên tổng số doanh số bán ra của năm công ty. Từ Thẻ 2, ta biết được doanh số bán hàng của Công Ty Apex là 1,250,000 thùng. Nên 22% x (tổng doanh số) = 1,250,000 thùng

Quay lại Thẻ 1, ta thấy rằng số phần trăm khác nhau của doanh số bán ra của công ty Austere và Công ty Pedro là 32 - 10 = 22%, vừa bằng với phần trăm doanh số bán ra của Apex. Vậy, câu trả lời là vừa đúng 1,250,000, không hơn.

Vậy câu trả lời đúng là “No”

Câu B: Tóm gọn lại là bạn được yêu cầu tìm xem Công ty Apex có thật là

Doanh thu từ Miền Đông > Doanh thu từ Miền Bắc

Câu hỏi này dường như sẽ tốn thời gian, nhưng kỳ thi GMAT không bao giờ hỏi một câu hỏi quá tốn thời gian. Nên là phải có cách giải khác.

Ta thấy rằng doanh số bán ra của sản phẩm Coil và sản phẩm Refill ở Miền Bắc nhiều hơn ở Miền Đông, trong khi đối với sản phẩm Cream và Gel thì ngược lại. Bạn phải phân tích sản phẩm chống muỗi nào sẽ đóng góp nhiều doanh thu hơn cho một Miền khi doanh số bán ra được nhân lên với giá bán tương ứng. Rõ ràng, ảnh hưởng của sản phẩm Cream rất cao, vì Miền Đông bán nhiều hơn 98,000 - 46,000 = 52,000 sản phẩm so với sản phẩm Cream ở miền Bắc. Thêm vào đó, giá ($150/thùng) cao thứ hai trong tất cả các sản phẩm. Sản phẩm này sẽ đóng góp vào doanh thu nhiều vào Miền Đông hơn so với Miền Bắc. Dù Miền Bắc bán nhiều hơn 100,000 - 90,000 sản phẩm chống muỗi Refill, sản phẩm có giá cao nhất ($195/thùng), tác động của việc đó khá thấp vì 10,000 << 52,000. Tương tự, dù Miền Bắc bán nhiều hơn 124,000 - 106,000  = 18,000 sản phẩm chống muỗi Coil giá thấp ($95/thùng), tác động của nó cũng thấp. Vậy tổng cộng lại, ta thấy rằng (10,000  + 24,000 = 34,000) << 52,000. Nên, câu trả lời sẽ là “Yes”. Thực tế thì doanh thu Miền Đông nhiều hơn doanh thu miền Bắc đến $4,760,000.

Câu trả lời đúng là “Yes”

Bảng sau thể hiện các phép tính.

GMAT

Câu C: thu thập thông tin từ Thẻ 2 và Thẻ 3, ta sẽ tìm được giá thùng của sản phẩm Refill ($195/thùng) gần gấp đôi giá sản phẩm Coi ($95/thùng). Trong khi doanh số bán ra của sản phẩm Refill chỉ ít hơn  ~10% so với doanh số bán ra của sản phẩm Coil. Chung quy lại, doanh thu bán ra của sản phẩm Refill sẽ cao hơn doanh thu bán ra của sản phẩm Coil.

Câu trả lời sẽ là “No”

Câu hỏi 2:

Nếu Công ty Pedro bán cùng loại sản phẩm chống muỗi như Công ty Apex: Coil, Refill, Cream, và Gel, và nó có cùng phần trăm doanh số bán ra của bốn sản phẩm như Công ty Apex, vậy Công ty Pedro bán ra bao nhiêu thùng sản phẩm Gel ?

  1. 38,000

  2. 77,000

  3. 170,000

  4. 373,000

  5. 1,250,000

Cách giải câu 2

Doanh số bán ra sản phẩm Gel của Công ty Apex là 170,000. Số phần trăm doanh số bán ra của Công ty Apex là 22% trên tổng năm công ty, trong khi Pedro là 10%. Có thể dễ dàng thấy, doanh số bán ra của sản phẩm Gel của Công ty Pedro là

170,000 x (10%/22%) = 77,000 thùng

Câu trả lời đúng là B

Câu hỏi 3:

Giữ nguyên tổng doanh số bán ra của Công ty Apex, việc cơ cấu lại doanh số bán ra của sản phẩm nào sẽ cho ra doanh số bán ra cao hơn hiện tại?

  1. Giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Coil một nửa và tăng doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi với một lượng tương tự.
  2. Giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Refill đi một phần ba và tăng doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Cream một lượng tương tự.
  3. Giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Cream đi 20% và tăng doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Gel một lượng tương tự.
  4. Giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Coil đi 33,33% và tăng doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Cream một lượng tương tự.
  5. Giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Cream đi 66,66% và tăng doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Coil một lượng tương tự.

Cách giải câu 3

Trong tất cả các lựa chọn, doanh số bán ra của một sản phẩm chống muỗi bị giảm đi và doanh số bán ra của một sản phẩm chống muỗi khác được tăng lên một lượng tương tự. Vậy nên, doanh thu sẽ tăng lên nếu sản phẩm với giá thấp được thay thế bởi một sản phẩm có giá cao hơn. Trong một lựa chọn, giảm doanh số bán ra của sản phẩm chống muỗi Coil ($95/thùng) sẽ được bù lại bằng sản phẩm chống muỗi Cream với giá khá cao ($155/thùng). Cách này chắc chắn sẽ tăng doanh thu. Đối với các lựa chọn còn lại thì doanh thu sẽ giảm.

Câu hỏi đúng sẽ là D.

 

Bất kỳ câu hỏi nào trong phần thi GMAT đều yêu cầu thí sinh có khả năng tư duy độc lập cao cũng như sự tỉ mỉ trong suốt quá trình tính toán. Đừng lo nếu như bạn vẫn chưa thể hoàn thiện các kỹ năng của mình. Luyện tập sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường chinh phục kỳ thi GMAT của mình!

 

Tags: Multi - source Reasoning, thi GMAT, Integrated Reasoning, kỳ thi GMAT, hướng dẫn câu hỏi, điểm GMAT, bài tập GMAT, ví dụ Integrated Reasoning.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat