357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Cách tiếp cận GMAT Integrated Reasoning hiệu quả

Muốn hoàn thành bài thi GMAT, đặc biệt là GMAT Integrated Reasoning với điểm cao nhất có thể, phải nắm được cách cách tiếp cận đề thi GMAT hiệu quả. Phuong Nam Education sẽ giúp bạn tìm ra điều đó trong bài viết dưới đây.

Tiếp cận GMAT Lý luận đa nguồn 

GMAT Lý luận đa nguồn là loại câu hỏi tốn nhiều thời gian nhất trong phần GMAT Integerated Reasoning. Khi chuẩn bị làm bài thi GMAT, bạn có thể cho phép mình có nhiều thời gian hơn cho các dạng câu hỏi này so với các dạng câu hỏi khác. Lý do là vì bạn sẽ cần xem lại thông tin trên cả ba tab để giải quyết vấn đề. 

Thí sinh thi GMAT cần nắm vững cách so sánh và đối chiếu các nguồn khác nhau. Bạn phải có khả năng hiểu các điểm chính, xác định vị trí chi tiết và tổng hợp các ý tưởng. Khi làm bài thi GMAT ở phần này, sự tập trung tối đa là điều nên luyện tập trước vì nếu không, bạn sẽ bị rối vì có quá nhiều thông tin và kết quả là không làm được bài. 

rH2RibYZThtKkU92vZOcRGjh64FTH8ptj0fXSQ7x

Thí sinh cần biết cách đối chiếu nguồn trong GMAT Lý luận đa nguồn

Tiếp cận GMAT Phân tích bảng

Đề thi GMAT Phân tích bảng sẽ cho bạn một bảng lớn chứa đầy dữ liệu. Trước tiên, bạn nên dành thời gian để hiểu câu hỏi yêu cầu bạn làm gì. Như bạn biết, các câu hỏi phân tích bảng không phải lúc nào cũng dễ và bạn cần dành thời gian để đọc câu hỏi và các đáp án để hiểu những gì họ đang hỏi. Công việc của bạn là sử dụng các menu thả xuống và sắp xếp dữ liệu theo đúng cách cần thiết để trả lời câu hỏi kèm theo. Bằng cách tận dụng chức năng sắp xếp, bạn có thể tìm thấy câu trả lời của mình theo cách hiệu quả nhất. 

RoBrnmZSlUbKfmJ2TNpUxcPxKNtqiBL_qUvuWnm6

Khả năng sắp xếp thông tin rất quan trọng trong GMAT Phân tích bảng

Tiếp cận GMAT Phân tích đồ họa

Để tiếp cận với đề thi GMAT Phân tích đồ họa, bạn nên đọc các biểu đồ, bảng biểu và các đồ thị khác theo thứ tự. Sau đó bình tĩnh phán đoán xem bạn có thể hiểu hình ảnh đang truyền đạt thông tin gì và thu thập dữ liệu từ hình ảnh đó. Ví dụ:  bạn có thể cần tìm giá trị trung bình hoặc phạm vi dữ liệu của biểu đồ. Không nên đọc biểu đồ lộn xộn và liên tục thay đổi mục tiêu khi chưa xem xét xong một biểu đồ, vì làm như vậy sẽ khiến thông tin bạn nhận được bị nhiễu và sẽ dễ nhầm lẫn trong tính toán. 

ciM86sa5BkOy7auS6QI-k8_0rbS5h6V4I6Ep33k_

GMAT Phân tích đồ họa yêu cầu khả năng đọc hiểu đồ thị

Tiếp cận GMAT Phân tích hai phần

Những câu hỏi GMAT Integrated Reasoning phần này có thể đánh giá kỹ năng toán học hoặc kỹ năng ngôn ngữ của bạn. Bạn sẽ không làm được bài nếu không hiểu đề yêu cầu gì. Phần chính của việc chuẩn bị là phải phát triển kỹ năng đọc hiểu của bạn, để bạn biết chính xác câu hỏi gồm hai phần yêu cầu bạn làm gì. 

Bạn cũng nên xem lại cách tính toán tỷ lệ, vận tốc, lợi nhuận và các khái niệm khác thường thấy trong các bài toán định lượng. Để làm được điều đó, bạn cần ôn tập kỹ lưỡng với các dạng toán trước khi đến với kỳ thi GMAT. 

h7tFOieB_bNqQOkW0oHLZiFThCK7HeM9a38KlXSg

GMAT Phân tích hai phần đòi hỏi khả năng toán học

Đó là tất cả những cách thức làm bài thi GMAT hữu ích mà Phuong Nam muốn chia sẻ đến bạn để giúp các bạn cải thiện được điểm số của mình trong phần GMAT Integrated Reasoning. Mẹo làm bài cộng với sự ôn luyện chăm chỉ sẽ giúp bạn gặt hái được thành công như mong đợi. 

 

Tags: làm bài thi GMAT, thi GMAT khó không, tổng quan GMAT, thông tin về GMAT, GMAT cho người mới học, ôn thi GMAT, luyện thi GMAT, GMAT là gì

 
Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat