357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 info@gmat.edu.vn

Phương pháp làm tốt dạng câu hỏi Reading Comprehension của GMAT Verbal

Để làm được tốt các dạng bài của GMAT Verbal, đặc biệt là GMAT Reading Comprehension, người đọc cần phải trải qua nhiều quá trình ôn luyện cũng như tìm hiểu thêm các cách làm bài cho dạng kỹ năng này. Trên thực tế, có rất nhiều người dự thi GMAT đã không đạt được điểm cao trong dạng đề đọc hiểu của GMAT Verbal do không biết phương pháp làm bài cũng như không có thói quen luyện tập thường xuyên. Nắm được tình hình đó nên Phuong Nam Education đã biên soạn ra một bài viết bao gồm các phương pháp hữu ích giúp bạn đọc làm tốt dạng câu hỏi Reading Comprehension trong GMAT Verbal. Hãy cùng xem đó là những phương pháp gì nhé.

Sơ lược về dạng bài GMAT Reading Comprehension

Reading Comprehension hay còn gọi là đọc hiểu, là dạng câu hỏi phổ biến trong phần thi GMAT Verbal. Với dạng câu hỏi GMAT Reading Comprehension, đề bài sẽ yêu cầu người học phải đọc 4 đoạn văn tiếng Anh, có thể là những đoạn văn ngắn cỡ 200-250 từ với 3 câu hỏi hoặc các đoạn văn dài cỡ 300-350 từ với 4 câu hỏi. 

GMAT

Một số thông tin về GMAT Reading Comprehension

Các bài đọc của GMAT Verbal thường sẽ nằm trong 4 chủ đề khác nhau như: vật lý, sinh học, khoa học xã hội hay là về các vấn đề kinh doanh. Ngoài ra, trong phần GMAT Reading Comprehension sẽ có 6 dạng câu hỏi là: tìm chủ đề chính, suy luận từ đoạn văn, câu hỏi về chi tiết trong đoạn văn, câu hỏi về một vấn đề ngoài đoạn văn, thái độ của tác giả với vấn đề trình bày, cấu trúc logic của đoạn văn. Để làm tốt được các dạng câu hỏi này, điều quan trọng là bạn cần phải thực sự hiểu ý tưởng của các đoạn văn chứ không đơn thuần là đọc qua loa hay đọc nhanh để nắm được các ý sơ bộ.

Không nên đọc vội vàng khi làm GMAT Reading Comprehension

Như đã nhắc đến ở mục trước, nếu muốn làm được hết tất cả các câu hỏi của GMAT Reading Comprehension thì bạn cần phải đọc kỹ để hiểu rõ được nội dung cũng như ý tưởng của các đoạn văn cho sẵn, chứ không phải đọc thật nhanh thật lẹ để trả lời câu hỏi. GMAT rất khác với các đề thi tiếng Anh quốc tế khác như IELTS, TOEIC hay PTE, đây là dạng đề thi không thể sử dụng các phương pháp làm bài tương tự như những kỳ thi tiếng Anh quốc tế khác. Chẳng hạn, để làm được tốt các bài đọc của IELTS, bạn cần dùng phương pháp Skimming và Scanning, tuy nhiên đối với bài thi GMAT đặc biệt là ở dạng câu hỏi GMAT Reading Comprehension, bạn không thể nào sử dụng được hai phương pháp này. Bởi vì để làm được các câu hỏi đọc hiểu của GMAT Verbal bạn cần phải đọc thật kỹ và nắm rõ các ý tưởng của các đoạn văn chứ không đơn thuần là đọc sơ bộ qua nắm nội dung chính. 

GMAT

Cần đọc kỹ các đoạn văn khi làm dạng câu hỏi GMAT Reading Comprehension

Do đó, bạn hãy dành từ 2,5 phút tới 3 phút để đọc cắt đoạn văn ngắn, từ 3,5 phút tới 4 phút để đọc các đoạn văn dài, và 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi trong GMAT Reading Comprehension. Một điều lưu ý nữa là khi luyện tập bạn nên sử dụng đồng hồ bấm giờ để làm quen dần với các mức thời gian đọc bài này. 

Nên hệ thống lại những gì mình đã đọc

Lúc đọc các đoạn văn trong GMAT Reading Comprehension, nhiệm vụ của bạn là xác định ý chính của cả văn bản và chức năng của từng đoạn nhỏ để có thể trả lời được tốt các câu hỏi. Nếu được, bạn hãy tạo ra một sơ đồ văn bản cho bài văn mà bạn vừa đọc để có thể dễ dàng xác định được câu hỏi đang nhắc tới nằm ở đoạn văn nào. Tiếp theo, bạn không nên cố gắng ghi nhớ hoặc cố hiểu từng từ, từng chữ trong đoạn văn, những phần nào thuộc về nhiều chi tiết phức tạp hãy tạm thời bỏ qua, chỉ đọc khi có một câu hỏi hỏi về chi tiết đó. 

GMAT

Hệ thống lại các nội dung sau khi đọc để dễ tìm đáp án hơn

Đối với những câu văn quá dài và có cấu trúc phức tạp thì hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ chính của câu để hiểu ý chính của câu đó. Hoặc nếu bắt gặp 1 từ vựng hoàn toàn mới, bạn không nên dừng lại quá lâu để cố đoán nghĩa cho từ đó mà hãy tập trung vào ý chính và hệ thống hóa lại bài đọc.

Tập ghi chép thật nhiều trong GMAT Verbal

Trong lúc đọc các đoạn văn đọc hiểu của GMAT Verbal, bạn cần tập ghi chép lại những cụm từ hoặc những ý chính quan trọng mà bạn cho là có thể giúp mình chọn được đáp án đúng nhất (bạn có thể ghi chú bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay thậm bằng chí ký hiệu của riêng bạn). Ngoài ra bạn cần lưu ý rằng, khi ghi chú bạn chỉ nên ghi ngắn gọn những ý chính cần thiết, tránh ghi lan man dài dòng nhiều chữ hoặc ghi nguyên một câu dài trong đoạn văn làm mất nhiều thời gian của bạn. Mục đích việc ghi chú là để giúp bạn dễ dàng tìm ra được đáp án nhanh nhất mà không cần phải đọc đi đọc lại bài văn. 

GMAT

Tập ghi chú thật nhiều khi làm dạng đề GMAT Reading Comprehension

Do đó, khi ôn luyện các dạng bài đọc hiểu của GMAT Verbal, bạn cần áp dụng phương pháp này để có thể làm bài tốt hơn nhé.

Đó là những phương pháp làm bài hữu ích cho dạng câu hỏi GMAT Reading Comprehension mà Phuong Nam Education muốn chia sẻ để bạn đọc có thể ôn tập tốt hơn cho bài thi GMAT của mình. Phuong Nam Education hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, bạn đọc sẽ có buổi ôn tập thật tốt và trang bị cho mình thêm nhiều phương pháp làm bài hơn. Chúc bạn thành công trong những bài thi GMAT sắp tới nhé.


Tags: GMAT Reading Comprehension, GMAT Verbal, GMAT, tập ghi chép thật nhiều trong GMAT Verbal, sơ lược về dạng bài GMAT Reading Comprehension, GMAT có khó không, làm thế nào để đạt điểm cao trong GMAT Reading Comprehension, cấu trúc dạng bài đọc hiểu của GMAT Verbal.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Zalo chat